bannerbai

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn nếu như bạn có quan hệ với đối tượng mắc bệnh. Bệnh giang mai ở nữ là gì? Giang mai ở nữ có biểu hiện như thế nào cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau

Bệnh giang mai ở nữ là gì?

Bệnh giang mai ở nữ giới là bệnh xã hội do một loại xoắn khuẩn có tên gọi là Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể chị em phụ nữ và gây bệnh. Bệnh giang mai bị lây nhiễm trực tiếp khi chị em có hoạt động quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh hoặc có thể do tiếp xúc với vết thương hở, dịch mủ, máu của người bệnh gây ra lây nhiễm.

Giang mai ở nữ là một trong những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản cũng như ảnh hưởng tới thai nhi làm thai nhi mắc bệnh bẩm sinh, sinh non, sảy thai hay có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

dau-hieu-trieu-chung-benh-giang-mai-o-nu-gioi

Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ

Giang mai ở nữ có 4 giai đoạn khác nhau và được biểu hiện qua các triệu chứng như sau:

-          Giai đoạn 1: ở giai đoạn đầu tiên sau khi ủ bệnh từ 1 tới 3 tháng bệnh bắt đầu phát ra những biểu hiện đầu tiên ở cơ quan sinh dục. Giang mai phát ra những nốt loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ có bề mặt nhẵn không gây ngứa ngáy hay đau đớn cho bệnh nhân. Các nốt săng giang mai không làm mủ hay cộm vướng và bắt đầu xuất hiện ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, ngoài hậu môn. Ngoài ra có thể xuất hiện nốt giang mai ở miệng hay hậu môn nếu có hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn. Người bệnh sẽ thấy hạch xuất hiện nổi dày đặc 2 bên bẹn gây cục cứng khi chạm vào.

-          Giai đoạn 2: sau khoảng thời gian từ 2 tới 6 tuần của giai đoạn một các nốt săng giang mai tự động biến mất để chuyển tới giai đoạn 2. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 4 tới 10 tuần sau khi hết giai đoạn 1 mới những nốt ban đối xứng màu hồng hơi tím mọc ra khắp tứ chi, lưng, sườn, long bàn tay và chân. Các nốt ban không gây ngứa, không gây đau và không nổi tên bề mặt da khi dùng tay ấn vào thì các nốt ban biến mất. Bên cạnh đó thì có thể xuất hiện mảng sần như vết bỏng và viêm loét trên bề mặt da gây chảy nước và dễ vỡ khi cọ xát phải. Giai đoạn này dễ gây lây nhiễm cho người xung quanh khi sửu dụng chung đồ cá nhân bị tiếp xúc trực tiếp với dịch nước của vết loét. Ngoài ra có hiện tượng sốt toàn thân, mệt mỏi, nổi hạch bẹn, nách và cổ. Người bệnh bị nhức khớp, rụng tóc và viêm giác mạc.

>>>  Xem thêm thông tin:

-          Giai đoạn 3: sau khi kéo dài khoảng 3 tới 6 tuần thì giai đoạn 2 chấm dứt với các biểu hiện dần biết mất để chuyển dần sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì không có bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào cho giai đoạn này và vẫn có nguy cơ gây truyền nhiễm cho người khác.

-          Giai đoạn 4: đây được gọi là giai đoạn cuối của bệnh xảy ra sau khoảng 3 tới 15 năm tính từ ngày đầu nhiễm xoắn khuẩn bệnh. Giai đoạn này người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác được nữa tuy nhiên dễ bị các triệu chứng như đột quỵ, động kinh, liệt, hoại tử, phình động mạch chủ, mù lòa…. Trường hợp xấu nhất của giai đoạn này là người bệnh có thể bị tử vong do xoắn khuẩn xâm nhập tác động vào hệ thần kinh và tim mạch cũng như phá hỏng các cơ quan trong cơ thể người.

Bệnh giang mai ở nữ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh và có thể gây ảnh hưởng tới người xung quanh chính vì vậy ngay khi phát hiện ra bệnh cần sớm có biện pháp khám kiểm tra và điều trị bệnh giag mai kịp thời.