bannerbai

Kiến thức cần biết về bệnh rò hậu môn

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh rò hậu môn vì ngại ngùng bệnh ở vùng kín nên không đi khám và điều trị bệnh sớm để bệnh phát triển tăng nặng việc điều trị rất khó khăn. Để giúp người bệnh có đầy đủ các kiến thức cần biết về bệnh rò hậu môn chúng tôi xin có những chia sẻ về căn bệnh rò hậu môn qua bài viết sau.

>>> Tìm hiểu ngứa rát hậu môn là bệnh gì

>>> Bí quyết phòng bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả

Bệnh rò hậu môn là gì?

Bệnh rò hậu môn hay dân gian còn gọi là bệnh mạch lươn là bệnh lý ở khu vực hậu môn và trực tràng, bệnh gây ra do sự nhiễm trùng ở khe và nhú trong ống hậu môn dẫn đến viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn giữa hai cơ thắt hậu môn sau đó phá miệng ra quanh vùng hậu môn.

Bệnh rò hậu môn do apxe hậu môn không được chữa trị kịp thời gây vỡ và tạo thành đường rò. Rò hậu môn và apxe hậu môn là 2 giai đoạn của một bệnh lý, apxe hậu môn là giai đoạn cấp tính và rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.


Các triệu chứng của bệnh rò hậu môn

Người mắc bệnh rò hậu môn thường có các triệu chứng sau:

- Đau rát quanh hậu môn: Hậu môn bị nhiễm trùng, chảy mủ trong vài ngày đầu rồi sau đó các cơn đau hậu môn xuất hiện kèm theo cảm giác có một khối căng ở rìa hậu môn khi sờ vào.

- Apxe hậu môn, chảy mủ: Apxe là biểu hiện của bệnh rò hậu môn, khi apxe chảy mủ nhiều sẽ dễ nhận biết và ít đau vì mủ thoát ra ngoài, khi mủ không được thoát ra ngoài khiến người bệnh có các cơn đau nặng, căng tức hậu môn như có một khối căng phồng lên kèm theo sốt, vùng da quanh hậu môn bị đổi màu.

- Sưng phù hậu môn: Tình viêm nhiễm, tắc nghẽn, xuất hiện các mụn mủ, khối căng phồng sẽ gây sưng phù hậu môn. Tình trạng sưng phù hậu môn tùy thuộc vào mức độ bệnh gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

- Ngứa hậu môn: Các triệu chứng apxe, chảy mủ gây viêm nhiễm, hậu môn ẩm ướt và trầy xước, kích thích da hậu môn gây ngứa hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn

- Vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn dẫn đến viêm nhiễm hậu môn gây ngứa ngáy và làm tổn thương hậu môn lâu dần dẫn đến rò hậu môn.

- Tuyến hậu môn bị viêm nhiễm: Các tuyến hậu môn bị tổn thương và viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn tới việc hình thành các dịch mủ gây tổn thương niêm mạc hậu môn, lan rộng và bài tiết ra khỏi hậu môn hình thành các đường rò.

- Áp lực hậu môn, trực tràng: Gia tăng các áp lực hậu môn trực tràng khiến cho một số vật trong trực tràng bị chèn ép và đẩy ra ngoài hình thành nên đường dò hậu môn.

- Apxe hậu môn: các ổ apxe hậu môn vỡ ra, chảy dịch khiến viêm nhiễm lan rộng và lâu dần tạo thành các đường rò hậu môn.

- Do một số bệnh lý như bệnh lao, bệnh dị vật hậu môn, ung thư hậu môn, trực tràng… cũng là nguyên nhân gây apxe hậu môn và dẫn tới rò hậu môn.

- Khả năng miễn dịch kém: Khả năng miễn dịch của cơ thể kém khiến cho viêm nhiễm ở hậu môn khó lành, tăng nguy cơ hình thành các đường rò hậu môn.

Tác hại của bệnh rò hậu môn

- Rò hậu môn nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, chảy mủ nặng hơn làm viêm nhiễm lỗ rò và lan rộng ra toàn bộ hậu môn.

- Rò hậu môn khó điều trị, dễ tái phát hình thành các đường rò, lỗ rò phức tạp.

- Rò hậu môn có thể gây ra lỗ rò trực tràng âm đạo, lỗ rò trực tràng niệu đạo nguy hiểm.

- Tình trạng bệnh rò hậu môn kéo dài làm tăng nguy cơ gây ung thư nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

- Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân.


Cách điều trị bệnh rò hậu môn

Khi có các dấu hiệu bệnh rò hậu môn người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

- Thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón, đại tiện dễ dàng giảm áp lực lên hậu môn.

Tạo thói quen đại tiện khoa học, vệ sinh sạch sẽ hậu môn nhất là sau khi đại tiện để hạn chế viêm nhiễm.

Tích cực vận động các bài tập nhẹ nhàng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Điều trị rò hậu môn bằng thuốc: Áp dụng cho trường hợp mới chớm, đường rò chưa nhiều và chưa sâu. Việc điều trị bằng thuốc phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Phương pháp cắt mở đường rò: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng cách cắt mở đường rò thẳng tới lỗ rò trong hậu môn để dẫn lưu mủ ra khỏi ổ apxe, loại bỏ các tổ chức xơ hóa.

- Tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ toàn bộ mô xương đường rò trên nguyên tắc bảo vệ an toàn vùng cơ thắt hậu môn.

- Thủ thuật thắt dây chun để cắt dần cơ thắt có tác dụng trong việc bảo tồn cơ thắt hậu môn, giúp dẫn lưu mủ và an toàn cho tiểu phẫu đường rò.

- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là kỹ thuật điều trị rò hậu môn tiên tiến, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Với ưu điểm ít đau, ít chảy máu, không xâm lấn sang các bộ phận khác, bảo tồn cơ thắt hậu môn, điều trị triệt để trong một lần tiểu phẫu, không tái phát, thời gian phẫu thuật và hồi phục nhanh

- Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị rò hậu môn khác như phương pháp Fistulotomy, kỹ thuật Seton, phương pháp Advancement flap procedures và phương pháp Keo fibrin.

Việc điều trị bệnh rò hậu môn có an toàn và hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ sở y tế điều trị, tay nghề của bác sĩ.

Vì vậy, người bệnh nên sáng suốt lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến và bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

Cách phòng chống bệnh rò hậu môn

Để phòng ngừa bệnh rò hậu môn hiệu quả cần thực hiện một số cách sau:

- Cân bằng lại chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều các loại rau quả chứa chất xơ vào thực đơn hàng ngày, uống nhiều nước, tránh các đồ ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích giúp dễ tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón.

- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định, không rặn mạnh và không nhịn đại tiện.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn hàng ngày nhất là sau khi đi đại tiện.

- Ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy để loại bỏ nguyên nhân gây rò hậu môn, tránh được các tổn thương và viêm nhiễm dẫn đến hình thành ổ apxe.

- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường lưu thông máu đến hậu môn, trực tràng.

- Nếu có những biểu hiện bất thường ở hậu môn như nóng rát, khó chịu bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời việc điều trị sẽ dễ dàng.

- Nếu mắc các bệnh như mụn nhọt hậu môn, nứt kẽ hậu môn, bệnh crohn, viêm loét đại trực tràng thì nên điều trị triệt để bệnh để tránh bệnh phát triển thành apxe và rò hậu môn.

Trên đây là tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về bệnh rò hậu môn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh có đầy đủ kiến thức cần biết về bệnh rò hậu môn và điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang có những băn khoăn khó nói về sức khỏe hãy chia sẻ với chúng tôi để có những tư vấn chuyên sâu về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.