bannerbai

Nếu bị bệnh trĩ nội có lây không?

Bệnh trĩ nội có lây không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ nội khi lo lắng bệnh trĩ nội lây lan sang người thân trong gia đình trong quá trình tiếp xúc và sinh hoạt chung hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc bệnh trĩ nội có lây không qua bài viết dưới đây.

>>> Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không

>>> Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm được không

benh-tri-co-nguy-hiem-khong-co-lay-khong

Bệnh trĩ nội có lây không?

Bệnh trĩ nội là tình trạng đám rối tĩnh mạch hậu môn căng phồng quá mức hình thành nên các búi trĩ nằm trên đường lược bên trong ống hậu môn.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nội là ngứa ngáy ẩm ướt hậu môn, đại tiện ra máu, sa búi trĩ. Các triệu chứng trên nếu không được điều trị sẽ phát triển tăng nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nhất là tình trạng viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẹt trĩ, chảy máu búi trĩ, sa búi trĩ bất cứ lúc nào…

Với các triệu chứng đáng sợ trên nhiều người nghĩ rằng bệnh trĩ nội có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với chất dịch gây ẩm ướt hậu môn hay máu chảy ra từ búi trĩ.

Thêm vào đó có rất nhiều gia đình mà các thành viên trong đều bị mắc bệnh trĩ nội cũng khiến người bệnh lo lắng lây nhiễm bệnh trĩ nội khi sinh hoạt chung hàng ngày hoặc qua di truyền.

Tuy nhiên, thực tế bệnh trĩ nội không có khả năng lây sang người khác bởi bệnh có khả năng lây nhiễm phải có nguyên nhân gây bệnh từ các loại vi rút, vi khuẩn nhưng nguyên nhân gây bệnh trĩ nội chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc không điều độ. Có thể kể đến các nguyên nhân gây bệnh trĩ sau:

-         Chế độ ăn uống không phù hợp: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều các đồ cay nóng, sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây ra táo bón, đại tiện khó, đại tiện ra máu tạo áp lực lên hậu môn gây bệnh trĩ.

-         Thói quen ít vận động:  Không thường xuyên vận động cơ thể, công việc đòi hỏi đứng và ngồi quá lâu một chỗ ảnh hưởng đến lưu thông máu tại hậu môn và trực tràng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.

-         Táo bón lâu ngày: Những người bệnh có tiền sử về đường tiêu hóa mà điển hình là táo bón lâu ngày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội cao.

-         Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ: Những người cao tuổi, người thừa cân hệ thống tĩnh mạch giãn rộng, phụ nữ mang thai và sinh nở thường chịu áp lực chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn làm giãn tĩnh mạch và gây bệnh trĩ.

-         Thói quen đại tiện không tốt: Nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đại tiện, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ nội.

Sở dĩ các thành viên trong cùng một gia đình đều bị bệnh trĩ nội không phải là do bị lây nhiễm bệnh trĩ nội mà do các thành viên trong gia đình đó có chung một chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học phù hợp với  điều kiện gây bệnh trĩ nên cùng bị mắc trĩ nội.

Benh-tri-co-lay-khong-va-lay-qua-duong-nao

Cần làm gì khi bị mắc bệnh trĩ nội?

Khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ nội bạn không nên quá lo lắng bệnh trĩ nội có lây không mà việc bạn cần làm ngay là đến các cơ sở y tế chuyên kho để được các bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Thông thường đối với bệnh trĩ các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị nội khoa bằng các loại thuốc khi bệnh nhẹ và áp dụng điều trị ngoại khoa với trường hợp bệnh nặng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi và làm việc điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh trĩ nội.

Như vậy, bệnh trĩ nội hoàn toàn không có khả năng lây từ người này sang người khác nên người bệnh không cần lo lắng về vấn đề bệnh trĩ nội có lây không mà bạn nên quan tâm lựa chọn địa chỉ khám và chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất để điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả.

Bài viết mới hơn:
Bài viết cũ hơn: