bannerbai

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh giang mai

Giang maibệnh xã hội có tính lây truyền cao và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác bằng rất nhiều hình thức. Giang mai nếu không được phát hiện sớm thì bệnh có thể gây ra hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng mà nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh giang mai sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh bệnh tốt hơn.

nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-giang-mai

Nguyên nhân bệnh giang mai

- Xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể người khu trú và hình thành bệnh. Con đường lây truyền chủ yếu là con đường quan hệ tình dục không an toàn, khi có sự tiếp xúc mạnh tại niêm mạc da ở cơ quan sinh dục, xoắn khuẩn giang mai rất dễ xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Với những đối tượng có sở thích quan hệ tình dục và quan hệ tình dục với nhiều đối tượng thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

- Ngoài ra xoắn khuẩn giang mai còn lây truyền qua đường máu: Người bình thường nếu tiếp nhận nguồn máu từ người mắc bệnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm thì khả năng lây truyền rất cao.

- Người mẹ mang thai nếu mắc bệnh mà không được chữa trị kịp thời thì xoắn khuẩn giang mai sẽ theo đường nhau thai hoặc đường âm đạo khi sinh xâm nhập và hình thành bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Giai đoạn 1:

Khoảng 3-5 tuần kể từ khi nhiễm bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết trợt hình tròn, sờ vào không có cảm giác đau hay ngứa, không có mủ, có màu đỏ hoặc hồng đậm. Đây được xem như là thời kỳ hình thành của săng giang mai.

Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện trên bao quy đầu, dương vật, miệng sáo, da, bìu. Nữ giới thì thường xuất hiện ở âm môi, âm đạo, háng, bẹn.... Một vài trường hợp săng giang mai còn xuất hiện ở cả miệng và hậu môn của người bệnh.

Giai đoạn 2:

Bước sang giai đoạn này, trên niêm mạc da của người bệnh bắt đầu xuất hiện các tổn thương. Các mảng sần kèm theo các nốt ban đỏ xuất hiện với tần suất tăng dần và thậm chí còn mọc ở cả lòng bàn tay, bàn chân người bệnh. Sau đó, các nốt ban này dần chuyển thành màu hồng thẫm hoặc màu tím, khi ấn tay vào thì biến mất. Vị trí các nốt ban thường mọc là ở hai bên mạn sườn, ngực và tay.

Giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những tổn thương niêm mạc và mụn mọc toàn thân. Bệnh có thể xuất hiện những mảng sần, các nốt ban đỏ,không ngứa không đau trên trán, gáy và cả lòng bàn tay, bàn chân...Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, sức đề kháng giảm sút, giảm cân trầm trọng.

Sau 1-3 tuần, các nốt ban này nhạt dần và tự mất đi dù không được chữa trị. Nhưng đó không phải là dấu hiệu đáng mừng mà người bệnh cần phải lưu ý vì đây chính là dấu hiệu chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nặng hơn của bệnh.

Giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, giai đoạn này bệnh giang mai gây ra rất nhiều biến chứng, những khối u, sùi ăn sâu vào máu, các tổ chức da thịt, xương khớp, tim mạch, thần kinh gây nên các bệnh giang mai giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai.

Giang mai thần kinh: Người bệnh có thể bị đột quỵ, viêm màng não và tủy sống. Nhiều trường hợp người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, bị bại liệt, tâm thần và nặng hơn có thể mất trí nhớ hoàn toàn.

Giang mai tim mạch: Bao gồm các vấn đề liên quan đến tim mạch như phình mạch, viêm động mạch chủ và các mạch máu khác.

Củ giang mai: Củ giang mai phát triển không lành tính. Nếu củ hoặc gôm khu trú tại những tổ chức quan trọng của cơ thể mà không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vì thế ở giai đoạn này người bệnh cần thận trọng.