bannerbai

Viêm âm đạo sau sinh

Sau sinh phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đến cùng một lúc nhất là tình trạng sức khỏe. Đối với một phụ nữ bình thường đã dễ mắc phải các bệnh có liên quan đến phụ khoa đã nhiều thì đối với những người vừa mới được làm mẹ thì nguy cơ này sẽ cao hơn gấp nhiều lần, trong số đó bệnh viêm âm đạo sau sinh là trường hợp phổ biến và thường gặp nhất.

Viêm âm đạo sau sinh

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm âm đạo sau sinh

- Như chúng ta đều biết tử cung là nơi bảo vệ và bao bọc lấy thai nhi, do đó tử cung sẽ phải lớn dần theo thời gian do kích thước của thai nhi ngày càng lớn. Đến khi người mẹ đẻ con, tử cung không thể tự động co lại như ban đầu mà cần một khoảng thời gian khá dài để khôi phục lại hình dạng như ban đầu. Vì vậy, sản dịch được tiết ra âm đạo sẽ nhiều hơn bình thường làm vùng kín rơi vào tình trạng ướt át đồng nghĩa cũng làm cho các vi sinh vật có hại gây viêm nhiễm nấm ngứa trong âm đạo có cơ hội sinh sôi và phát triển.

- Đặc biệt làcác cơ quan mền (tầng sinh môn) như gân, cơ và dây chằng của vùng đáy chậu dễ dàng bị tổn thương trong quá trình sinh nở, do đó nếu không được chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng lây lan sang cả khu vực âm đạo.

- Lúc mới sinh, cơ thể người mẹ vô cùng yếu ớt và, chỉ cần một tác động của ngoại cảnh dù là nhỏ nhất cũng có thể sinh bệnh, hệ miễn dịch suy giảm làm các tác nhân như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng có cơ hội bùng phát và phát bệnh đặc biết là ở những cơ quan nhảy cảm như vùng kín.

- Nếu người mẹ có quan hệ tình dục quá sớm khi tình trạng sức khỏe còn yếu và cơ quan sinh dục chưa thể phục hồi lại nguyên trạng, đặc biệt là tử cung, cổ tử cung dễ bị trầy xước do hoạt động cơ học trong quá trình giao hợp gây nhiễm trùng, vi khuẩn từ cổ tử cung có thể tràn xuống âm đạo gây viêm.

- Vệ sinh vùng kín quá bẩn hay vệ sinh quá sạch, lạm dụng các chất tẩy rửa vượt mức cho phép hay cố gắng rửa thụt sâu vào bên trong để lấy hết các chất cặn bẩn ra cũng có thể làm thay đổi môi trường và độ PH trong âm đạo, các vi khuẩn có lợi bị sụt giảm nghiêm trọng, tạo thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm âm đạo.

- Ngoài ra, phong cách và thói quen mặc quần của các bà mẹ cũng có thể gây viêm âm đạo nếu mặc quần lót quá nhỏ so với kích cỡ, chất liệu kém thông thoáng, khả năng thấm hút ẩm và mồ hôi thấp.

Dấu hiệu bị viêm âm đạo sau sinh

- Vùng kín có triệu chứng ngứa, rát, đôi khi còn xuất hiện cả những mụn đỏ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, bà mẹ thường cảm giác đau rát và có huyết trắng đọng lại tạo thành cặn bám trên quần lót.

- Khi bệnh chuyển sang mãn tính, vết thương ở tầng sinh môn bị nhiễm trùng sẽ gây ra những cơn đau nhức đồng thời khí hư có hiện tượng chuyển màu sang màu vàng, có mùi hôi tanh rất nồng và nặng.

Cách điều trị vêm âm đạo sau sinh

Theo các bác sĩ phòng khám Thành Đức đều trị viêm ậm đạo ở giai đoạn đầu tương đối dễ dàng, nhưng nếu sản phụ không điều trị và có các biện pháp can thiệt đúng lúc có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Do đó, phụ nữ sau khi sinh nở cần quan tâm đến sức tình hình sức khỏe của mình nhiều hơn, đồng thời khi phát hiện cơ thể có những chuyển biến, thay đổi bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra. Nếu muốn điều trị viêm âm đạo đạt kết quả tốt nhất, thì chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ, từ đó dựa theo tình hình sức khỏe của mỗi người mà sẽ có hướng và phướng pháp điều trị thích hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, vì vậy chị em cũng đừng quá hoang mang lo lắng.

Bên cạnh đósản phụ cần có chế độ ăn uống, vệ sinh hợp lý để ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo sau sinh. Tuyệt đối không nên có quan hệ tình dục quá sớm trước 2 tháng đối với trường hợp đẻ thường và 3 tháng đối với trường hợp đẻ mổ.