Những biến chứng của bệnh giang mai, chỉ cần nhìn qua đã khiến nhiều người hoang mang, lo sợ nhưng triệu chứng của bệnh giang mai thì không phải ai cũng nắm và hiểu rõ. Chính vì cuộc sống có quá nhiều vấn đề khiến chúng ta quan tâm mà quên đi những căn bệnh nguy hiểm có thể tấn công con người bất cứ thời điểm nào và bệnh giang mai là một điển hình. Vậy bệnh giang mai là gì? Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng của bệnh giang mai là gì?
1. Bệnh giang mai là gì?
- Giang mai là một căn bệnh xã hội có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ không phân biệt đối tượng, độ tuổi. Bệnh do xoắn khuẩn nhạt màu có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Sự tàn phá của xoẳn khuẩn giang mai có thể bùng phát trong suốt cuộc đời người bệnh nhưng cũng có khi âm thầm diễn biến trong cơ thể nếu không được điều trị.
- Đối tượng cần cảnh giác với bệnh giang mai là những người có thói quen tình dục không sử dụng bao cao su, làm tình với nhiều người, sống chung hoặc được nhận máu với người mắc bệnh giang mai,... Giang mai nếu không chữa trị thành công hoặc không điều trị có thể gây tổn thương lên toàn bộ cơ thể con người từ xương, nội tạng, thậm chí là các dây thần kinh trung ương của đại não.
2. Triệu chứng của bệnh giang mai
Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 1
- Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tuần lễ, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các vết trợt nông, hình tròn hay được gọi là các săng giang mai kèm theo các hạch ở bẹn.
- Đặc điểm của săng giang mai: không ngứa, không đau, không tạo mủ, có nền rắn, màu đỏ như thịt phát triển nhiều nhất tại vùng kín, hậu môn, miệng,....
Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 2
Ở 6 tuần lễ tiếp theo sau khi kết thúc giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu bị tổn thương trên khắp bề mặt cơ thể:
- Nổi ban: cũng giống như săng giang mai, các ban này sẽ tự sinh và tự mất. Khoảng thời gian chúng xuất hiện từ 1 đến 2 tuần, thời gian bùng phát từ 1 đến 3 tuần tiếp theo, cuối cùng là tự thoát ly khỏi cơ thể và biến mất. Các nốt ban trong giống như những cánh hoa màu hồng hoặc tím, ấn vào sẽ có hiện tượng bị mất màu, vị trí thường xuất hiện nhiều nhất là ở mạn sườn, ngực, tay và bụng.
- Sẩn giang mai: sẩn giang mai có nhiều kích thước khác nhau có lúc mọc đơn lẻ có lúc liên kết mọc thành từng mảng thường bắt gặp ở rìa tóc, lòng bàn chân, bàn tay, hậu môn, miệng,.... đặc điểm chung của sẩn giang mai là nổi thành những gồ cao, màu đỏ tươi như trái cà chua, có hình tròn tròn hoặc bầu dục.
>>> Xem thêm: Giang mai có chữa được không?
- Tổn thương ở niêm mạc: vùng niêm mạc ở miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn rất dễ bị tổn thương, vì niêm mạc rất mền và mủn nên những nơi tổn thương thường có màu trắng và bợt. Đây chính là đặc điểm để xoắn khuẩn giang mai dễ dàng lây truyền sang cơ thể khác thông qua các tổn thương nếu có tiếp xúc da thịt hoặc quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn, dương vật và âm đạo.
- Viêm hạch tỏa: vùng dưới da có các cục hạnh cứng ngắc có thể di chuyển linh động. Nơi xuất hiện triệu chứng này là nách, hàm, bẹn và tai.
- Ngoài các triệu chứng xuất hiện trên da và niêm mạc người bệnh có thêm các triệu chứng toàn thân khác như: chán ăn, cơ thể suy nhược, sút ký, sốt
Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 3
- Đây là giai đoạn cuối của bệnh, trong lớp da và xương người bệnh xuất hiện những khối u sùi bám sâu vào bên trong. U sùi một khi đã xuất hiện thì nhất thiết sẽ tạo ổ sẹo có đáy cứng, ban đầu chúng rất lành tính, chỉ là một khối cứng rắn nhưng từ từ sẽ mền và tiết ra dung dịch có màu của máu và dịch mủ.
- Bên cạnh đó, trên da xuất hiện thêm những củ giang mai có kích thước từ 1 đến 2 cm màu hồng thường tập trung thành những đám lớn có dạng hình cung hoặc hình chiếc nhẫn. Tổn thương càng để lâu thì bệnh ngày càng nghiên trọng, lúc này những tất cả những bộ phận trong cơ thể đều có thể trở thành mục tiêu tấn công của xoắn khuẩn, trong đó bao gồm cả hệ thần kinh trung ương và tim mạch.