Tình trạng bệnh trĩ của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Để đưa ra cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất các bác sĩ dựa vào cách phân loại và các cấp độ của bệnh trĩ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
>>> Chia sẻ bí quyết phòng bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
>>> Kiến thức cần biết về bệnh rò hậu môn
Bệnh trĩ là tình trạng co giãn quá mức các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng, lâu dần hình thành các búi trĩ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Dựa trên tình trạng xuất hiện của búi trĩ có thể phân bệnh trĩ thành các loại sau:
- Bệnh trĩ nội: là tình trạng các búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch ở khu vực bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Bệnh trĩ ngoại: là tình trạng bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn ở phía dưới đường lược được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường.
- Trĩ hỗn hợp: là biểu hiện ở giai đoạn muộn của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khi búi trĩ nội sa khỏi ống hậu môn sẽ kết hợp với búi trĩ nằm ở rìa hậu môn để hình thành nên búi trĩ lớn kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa hậu môn.
- Trĩ vòng: khi có nhiều hơn 3 túi và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn thì được gọi là trĩ vòng.
Đối với trĩ nội:
Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phát triển với các triệu chứng tăng nặng qua 4 cấp độ sau:
- Cấp độ 1: Các biểu hiện ban đầu là ngứa rát hậu môn và đại tiện ra máu với số lượng ít dính trên giấy vệ sinh, các búi trĩ chưa sa ra ngoài.
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi đại tiện và tự co vào được, hậu môn ngứa rát hơn, đại tiện ra máu nhiều hơn.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, không thể tự co vào được mà người bệnh phải dùng tay đẩy vào, hậu môn ẩm ướt gây ngứa ngáy và đau rát nhiều hơn.
- Cấp độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn kể cả khi bạn ngồi xổm, đi lại nhiều và khó đẩy vào hậu môn, chảy máu búi trĩ thành tia, thành giọt kèm theo đó là hiện tượng viêm nhiễm và hoại tử gây đau đớn.
Đối với trĩ ngoại:
Chia thành giai đoạn sớm và giai đoạn muộn dựa trên mức độ phình to của búi trĩ.
- Giai đoạn sớm: dấu hiệu ban đầu là cảm giác cộm vướng, búi trĩ còn nhỏ, nếu không được điều trị búi trĩ sưng to và xoắn lại ở hậu môn gây đau đớn và bất tiện.
- Giai đoạn muộn: búi trĩ quá lớn nằm ở ống hậu môn gây tắc mạch, chảy máu hậu môn, cản trở đường đi của chất thải dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy, sưng đau, hoại tử hậu môn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Trĩ hỗn hợp:
- Bệnh trĩ hỗn hợp không có cấp độ để phân biệt, ở tình trạng bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh đã đến giai đoạn nặng nhất của trĩ nội và trĩ ngoại.
- Người bệnh nên đến cơ sở y tế để điều trị ngay để tránh các biến chứng nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về phân loại và các cấp độ bệnh trĩ do các chuyên gia cung cấp. Hãy chia sẻ với chúng tôi các vấn đề bệnh trĩ bạn đang gặp phải để được tư vấn hiệu quả nhất.