Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm gây lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Cách chữa ra sao? Cùng tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ giới theo những chia sẻ của các chuyên gia y tế qua bài viết sau.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là tình trạng cơ thể chị em phụ nữ bị nhiễm một loại virut có tên gọi là human papilloma virut được viết tắt là HPV do quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng bị bệnh. Sau khi xâm nhập cơ thể loại virut này sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 2 tới 9 tháng sau đó mới xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nếu để bệnh sùi mào gà kéo dài sẽ có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của người bệnh.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới diễn ra âm thầm hơn so với nam giới sau thời gian ủ bệnh từ 2 tới 9 tháng sẽ có những biểu hiện như sau:
- Xuất hiện các nốt mụn u nhú có màu hồng tươi hoặc trắng đục ở môi lớn, môi bém ân đạo, âm hộ, lỗ hậu môn, tầng sinh môn, màng trình, cổ tử cung….
- Các nốt mụn sùi mào gà có dạng mềm mọc tập trung thành từng mảng lớn nhìn như hoa súp lơ hoặc mào gà.
- Các nốt mụn sùi rất dễ bị tổn thương khi cọ xát vào gây ra chảy máu và dịch mủ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng và tổn thương tại các điểm trên.
- Quan hệ tình dục dễ gây tổn thương làm loét mụn sùi gây lây nhiễm bệnh, gây đau rát khi quan hệ tình dục và làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
- Người bệnh có biểu hiện chán ăn, sút cân, toàn thân mệt mỏi và khó chịu.
- Nữ giới quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh gây sùi mào gà ở miệng, họng, lưỡi.
- Nếu tay chạm phải nước dịch của mụn sùi mào gà rồi chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, mặt dễ gây mụn sùi mào gà ở những điểm này.
- Quan hệ tình dục bằng hậu môn khiến mụn sùi mào gà mọc ở quanh lỗ hậu môn và bên trong hậu môn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bệnh sùi mào gà có thể được chữa trị nhanh chóng nếu như phát hiện sớm còn với trường hợp để bệnh kéo dài quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Việc điều trị bệnh sùi mào gà có một số phương pháp như sau:
- Sử dụng thuốc uống và thuốc bôi: thuốc uống giúp ngăn chặn sự phát triển của virut gây bệnh, hỗ trợ tổn thương mau lành. Thuốc bôi được sử dụng lên chính các nốt mụn sùi mào gà để tránh bị nhiễm trùng và lở loét làm chảy dịch gây lây nhiễm sang các vùng da khác. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc bôi chỉ áp dụng được với những nốt mụn bên ngoài chứ không thể bôi vào âm đạo, âm hộ, cổ tử cung vì dễ gây bỏng da.
- Thực hiện thủ thuật xâm lấn bằng laser, nhiệt điện, áp lạnh để thực hiện đốt và tiêu diệt các nốt mụn sùi mào gà nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này dễ gây ra đau đớn, để lại sẹo và thời gian phục hồi lâu.
- Phương pháp ALA –PDT: đây là phương pháp điều trị hiện đại mới nhất hiện nay giúp điều trị sùi mào gà nhanh chóng, hiệu quả, không tái phát, không để lại sẹo và không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh sùi mào gà mà bạn nên biết:
- Cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc điều trị.
- Không nên tự ý mua thuốc về điều trị dễ gây biến chứng làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Cần giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ tránh để dịch mủ làm lây lan sang khu vực khác.
- Ngưng quan hệ tình dục tới khi điều trị khỏi bệnh hoàn toàn để tránh lây lan sang bạn tình.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về bệnh sùi mào gà ở nữ giới, nếu như còn thắc mắc gì bạn hãy liên tạc tới phòng khám nam khoa Thái Hà để được tư vấn chữa trị sớm nhất. Bệnh nếu như không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự sinh sản của nữ giới