bannerbai

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Khả năng sinh sản của nữ giới được đánh dấu bởi chu kỳ kinh nguyệt. Với thể chất bình thường, ngay ở tuổi 12 các bạn gái đã bắt đầu có kinh nguyệt nhưngcũng có thể đến sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.Đối với phụ nữ trưởng thành, kinh nguyệt chỉ ghé thăm1 lần trong tháng và theo quy luật. Tuy nhiên trong những năm đầu tiên có kinh, bạn gái sẽ phải thường xuyên đối mặt với các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy, có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-day-thi

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do đâu?

Các chuyên gia phụ khoa nhận định: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là đặc điểm sinh lý bình thường của nữ giới, phù hợp với sự phát triển của cơ thể. Lúc này cơ quan sinh sản vẫn đang trong quá trình tự hoàn thiện, nội tiết hoạt động chưa ổn định, buồng trứng phóng noãn không đúng chu kỳ, dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt.Đến khi trưởng thành kinh nguyệt sẽ dần đi vào quy luật và đều đặn hơn. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sẽ tự hết mà không cần điều trị.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

- Số vòng kinh thay đổi: Trong 1 tháng có tới 2 lần kinh nguyệt hoặc 2 – 3 tháng mới có kinh nguyệt một lần và có thể thay đổi liên tục không theo quy luật.

- Số ngày hành kinh: Ở tuổi dậy thì, các em hay bị rong kinh kéo dài cả tuần, hoặc chỉ ra trong vòng 1 ngày là hết.

- Số lượng máu: Máu chảy bất thường, có thể chảy nhiều và ồ ạt hoặc chảy ít, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới.

Ở lứa tuổi này, có khoảng 70% các bạn gái gặp phải các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Nếu không có biểu hiện của bệnh thiếu máu hoặc suy nhược thần kinh thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên bạn gái cần lưu ý nếu thấy máu kinh có màu sắc bất thường (máu sẫm màu, máu máu đen), bị rong kinh, rong huyết kéo dài thì cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, cũng không nên loại trừ nguyên nhân mất kinh do có thai nếu đã có quan hệ tình dục trước đó.

Khi gặp phải rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy, thay vì cảm giác lo lắng bất an bạnnên cải thiện cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng cho mình một chế độ học tập và sinh hoạt hợp lý dưới đây:

- Sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh, không nên thức quá khuya.

- Ăn uống điều độ và khoa học, gần đến ngày kinh nguyệt cần ăn nhiều các thực phẩm bổ máu để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.

- Không sử dụng các chất kích thích có trong các loại nước giải khát, nước có ga, rượu, bia, cafe...