Phải trải qua tất cả triệu chứng đau đớn và khó chịu của bệnh trĩ, người bệnh luôn có mong muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ để chấm dứt những phiền toái mà bệnh trĩ gây ra. Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm được không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết sau chúng tôi xin giải đáp vấn đề này.
>>> Phân loại các cấp độ của bệnh trĩ
>>> Những cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả
Trước hết, các chuyên gia khẳng định rằng bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm được bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, các thủ thuật và việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu với các tổn thương còn ít không khó để điều trị. Với bệnh trĩ ở giai đoạn nặng thì việc điều trị phức tạp hơn, lâu hơn và tốn kém hơn. Vì vậy, để điều trị bệnh trĩ dứt điểm bạn nên đi khám và điều trị sớm nhất có thể và lựa chọn cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ chuyên khoa hậu môn, trực tràng lành nghề để tránh các biến chứng không mong muốn.
Bệnh trĩ là hiện tượng co giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, tạo thành các búi trĩ với triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện, đau rát, ẩm ướt, ngứa ngáy hậu môn, sa búi trĩ. Điều trị dứt điểm bệnh trĩ là khi loại bỏ được tất cả các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại có nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ dứt điểm như các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, các thủ thuật:
- Với trường hợp bệnh trĩ giai đoạn nhẹ ( cấp độ 1 và 2) có thể áp dụng điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt có tác dụng làm bền thành mạch, tăng tuần hoàn máu giảm áp lực lên hậu môn, giảm đau, giảm sưng viêm, kháng khuẩn, chống co thắt, làm co búi trĩ, nhuận tràng chống táo bón.
- Giai đoạn nặng của bệnh ( trĩ cấp độ 3 – 4) thì áp dụng các thủ thuật và phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất để điều trị dứt điểm bệnh trĩ: Phương pháp xâm lấn tối thiểu PPH và HCPT là hai phương pháp phẫu thuật trĩ hiện đại và hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng. Phương pháp này điều trị triệt để bệnh trĩ và không tái phát.
Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt nhất:
- Có chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để thúc đẩy tiêu hóa và chống táo bón. Tránh các thức ăn cay nóng và nhiều chất béo, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Tích cực vận động với các bài tập nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu đến búi trĩ và giảm áp lực lên hậu môn. Không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Tạo thói quen đi đại tiện mỗi lần một ngày vào một giờ nhất định, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau mỗi lần đại tiện.