bannerbai

Bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hầu hết người bệnh khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu đều hoảng sợ và lo lắng không biết đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn, trực tràng về thắc mắc đi ngoài ra máu có nguy hiểm không.

>>> Tiết lộ những bài thuốc đặc trị bệnh trĩ hiệu quả

>>> Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm được không

Như đã biết, đi ngoài ra máu là hiện tượng thấy máu xuất hiện dưới các dạng khác nhau khi đi đại tiện, có thể dính trên giấy vệ sinh, dính trên phân khô rắn, chảy thành tia hay thành giọt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu là do mắc các bệnh lý như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, táo bón, polyp trực tràng và đại tràng, viêm loét đại tràng bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.

Di-ngoai-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm sau:

Gây thiếu máu do mất máu nhiều:

- Nếu chảy máu thể nhẹ: Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, gai rét toàn thân.

- Thiếu máu thể vừa: Da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi.

- Thiếu máu thể nặng: Tụt huyết áp, mạch nhanh, mạch nhỏ khó bắt, có thể bị ngất xỉu, rối loạn ý thức, sốc do chảy máu, sút cân.

Gây ngứa và viêm da hậu môn:

- Do dịch nhầy kích thích da có thể gây ngứa và viêm da hậu môn nếu hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ.

- Viêm nhiễm vùng hậu môn nếu không được điều trị sớm gây nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý gây đi ngoài ra máu:

- Bệnh trĩ và bệnh hậu môn: Biến chứng thường gặp là apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, hoại tử hậu môn gây đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

- Đối với bệnh ở trực tràng và đại tràng: Xuất huyết, thủng đại trực tràng, ung thư đại trực tràng.

Tăng nguy cơ ung thư trực tràng:

- Đi ngoài ra máu là dấu hiệu sớm của u nang hậu môn trực tràng ác tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

boc-dung-thuoc-chua-benh-di-ngoai-ra-mau-hieu-qua

Nên làm gì khi đi ngoài ra máu?

Khi có hiện tượng đi ngoài ra máu người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám xác định nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Không nên để ủ bệnh lâu vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó người bệnh nên thực hiện thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt để khắc phục hiện tượng đi ngoài ra máu:

- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân, đại tiện dễ dàng, chống táo bón.

- Tránh các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích.

- Tích cực vận động các động tác thể dục vừa sức, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần, vào một giờ nhất định, không rặn mạnh và không nhịn đại tiện.

- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh các căng thẳng, lo âu, stress.

Trên đây là giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng về vấn đề đi ngoài ra máu có nguy hiểm không. Hy vọng, người bệnh thấy được mức độ nguy hiểm của hiện tượng đi ngoài ra máu và có cách điều trị bệnh hiệu quả.